Đau dạ dày lây qua đường nào? Có lây không?

Bệnh đau dạ dày có lẽ đã quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Theo thống kê của bộ y tế thì tổng số người gặp phải các vấn đề về dạ dày chiếm tới ¼ dân số. Đây là một con số đáng suy ngẫm dành cho các nhà chức trách, thậm chí các trường hợp đau dạ dày đang có xu hướng ngày càng tăng nhanh hơn. Rất nhiều người thắc mắc rằng: bệnh dạ dày có lây không hay đau dạ dày lây qua đường nào? Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp vấn đề này một cách chính xác nhất qua những thông tin được chúng tôi tổng hợp từ sách báo, tạp chí chính thống và các số liệu đều được lấy từ những nguồn tham khảo uy tín được xác thực nên các bạn hoàn toàn có thể tin tưởng.

Đau dạ dày có lây không?

Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi chính là: đau dạ dày lây qua đường nào thì chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi lớn hơn đó là: “đau dạ dày có lây không?”. Có khoảng 50% số người được hỏi không trả lời được câu hỏi này, chưa biết đến kiến thức này. Còn 40% số người được hỏi còn lại thì trả lời sai hoặc thiếu. Chỉ có 10% số người được hỏi trả lời đúng câu hỏi đau dạ dày có lây không. Thực sự khi có kết quả khảo sát trên thì chính tôi cũng đã rất sốc và lo lắng. Sốc là bởi vì một kiến thức hết sức đơn giản nhưng lại chỉ có 10% số người biết, mà trong 10% số người biết kiến thức cơ bản này lại chỉ có rất ít người có kiến thức để phòng tránh cũng như thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh dạ dày. Điều này thực sự rất đáng kinh ngạc và nó gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh rất rõ ràng và là câu hỏi lớn dành cho giới chức trách về vấn đề dân trí. Thử hỏi nếu như người dân không có kiến thức thì sao có thể phòng tránh được, nếu như người dân được phổ biến về kiến thức đơn giản này thì hàng năm chúng ta có thể giảm được số người mắc bệnh dạ dày lên tới hàng trăm nghìn trường hợp, thậm chí hàng triệu người mắc bệnh mới.

Bệnh đau dạ dày có thể lây được, tuy nhiên bệnh chỉ lây khi nguyên nhân gây bệnh là từ vi khuẩn Hp. Còn lại khi bệnh dạ dày xảy ra do các nguyên nhân khác thì không thể lây được.

Đau dạ dày lây qua đường nào?

Như ở phần trên đã trả lời câu hỏi: bệnh đau dạ dày có lây không, tiếp tục ở phần này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem bệnh đau dạ dày lây qua những đường nào?

Tất cả những con đường mà có thể lây lan vi khuẩn Hp như qua đường nước bọt đều có nguy cơ truyền bệnh từ người sang người. Những người trong gia đình sử dụng chung bát đũa, đồ dùng sinh hoạt có liên quan đến miệng , sử dụng miệng để trực tiếp chạm vào đều có thể lan truyền vi khuẩn hp gây bệnh đau dạ dày.

Nguy cơ từ các dụng cụ phẫu thuật còn dính vi khuẩn Hp từ người bệnh khác sang cơ thể bệnh nhân mới cũng có thể xảy ra nhưng hiếm gặp.

Ngoài ra còn một nguy cơ khác nữa là các vi khuẩn Hp có thể tồn tại ở dạng phân của người bệnh thải ra. Khi không được vệ sinh sạch sẽ khu vực vệ sinh hoặc các vi khuẩn tiếp xúc với cơ thể như tay chân và chạm vào đồ ăn cũng có thể gây lan truyền vi khuẩn cho người nào sử dụng đồ ăn đó.

Các biện pháp phòng tránh lây bệnh đau dạ dày

Như ở phần trên đã giới thiệu các con đường có thể lây bệnh đau dạ dày thì việc phòng tránh bị lây bệnh đau dạ dày các bạn cần đảm bảo nguyên tắc chú trọng vào việc vệ sinh sạch sẽ những thứ được đưa vào trong cơ thể.

  • Giữ cho các dụng cụ ăn uống của bạn luôn sạch sẽ
  • Bàn chải, kem đánh răng nên sử dụng riêng, không chung đụng
  • Các thực phẩm nạp vào cơ thể không nên ăn thừa lại của người khác
  • Các món ăn nên tránh sự tiếp xúc trực tiếp từ đũa của người bệnh
  • Các món canh trong bữa ăn nên có thìa sử dụng chung mà không được tiếp xúc với miệng của người bệnh.
  • Không sử dụng chung các đồ vật ăn uống như đũa, thìa, bát, muống với người nghi ngờ bị đau dạ dày do vi khuẩn HP.
  • Đặc biệt cẩn trọng khi ăn uống tại các quán ăn vỉa hè, vệ sinh thật sạch sẽ các dụng cụ để ăn.
  • Tránh những nơi đông người có thể là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Hp lây lan, có thể vi khuẩn Hp dính vào đồng hồ của người bệnh rồi lan truyền trong đám đông mà bạn sẽ không thể biết tới.
  • Không nên ăn các loại thực phẩm tươi sống như tiết canh, mắm tôm, gỏi, rau sống,... đây là nhóm thực phẩm có nguy cơ tồn tại vi khuẩn Hp cao do người bệnh tiếp xúc vào.
  • Hãy bảo vệ cho trẻ nhỏ bằng cách không hôn trẻ, không để người lại hôn trẻ, không nhai đút cơm cho trẻ, không chọc ngoáy thức ăn bằng thìa, đũa đã sử dụng vào món ăn chung.
  • Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cách nhận biết mình đã bị lây nhiễm hay chưa?

Rất nhiều người thắc mắc về vấn đề này vì trong gia đình nếu có người bị bệnh đau dạ dày thì các biện pháp phòng ngừa cần được thực hiện liên tục nhưng có nhiều lúc sơ xuất không thể kiểm soát được hết nên vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Sau đây là những cách nhận biết bạn đã bị lây nhiễm bệnh đau dạ dày qua vi khuẩn Hp hay chưa:

  • Xét nghiệm máu: đây là cách để bạn có thể nhận biết được ngay là mình trong thời gian gần đây có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không.
  • Xét nghiệm tìm kháng thể Hp sẽ giúp phân tích và truy tìm cá protein trong hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Xét nghiệm phân để tìm vi khuẩn Hp: như chúng ta đã biết thì vi khuẩn hp có thể tồn tại trong phân. Chính vì thế mà các biện pháp xét nghiệm phân có thể được thực hiện để tìm loại vi khuẩn này một cách dễ dàng.
  • Test qua hơi thở: cách này có thể tìm được vi khuẩn Hp và kiểm tra xem các vết nhiễm trùng đã được hồi phục hoàn toàn hay chưa.
  • Nội soi: Đây là phương pháp thường được sử dụng nhất trong việc chẩn đoán bệnh dạ dày. Với nhiều ưu điểm là độ chính xác cao, an toàn và thời gian thực hiện nhanh nên được sử dụng rộng rãi.

Các bài viết liên quan: